Phòng trừ côn trùng

Đặc điểm của loài gián

Gián thuộc loài côn trùng phổ biến nhất. Căn cứ vào những hóa thạch để lại thì gián được biết đến là đã có mặt trên trái đất trên 300 triệu năm. Kích thước của chúng rất đa dạng, một số loài có thể dài tới vài cm
Nhiều loại gián rất nguy hại vì thế  tìm cách phòng chống và diet gian tai da nang là vấn đề rất cần thiết khi gặp chúng.
Gián thuộc loài côn trùng phổ biến nhất. Căn cứ vào những hóa thạch để lại thì gián được biết đến là đã có mặt trên trái đất trên 300 triệu năm. Kích thước của chúng rất đa dạng, một số loài có thể dài tới vài cm. Một số nhà sinh vật học coi loài côn trùng này là một trong những nhóm côn trùng phát triển nhất trên hành tinh. Gián là một trong những nhóm côn trùng dễ thích nghi và phát triển nhất. Chúng có thể sống sót dưới những điều kiện môi trường thay đổi qua hàng triệu năm. Có xấp xỉ 3500 loài gián trên khắp thế giới- khoảng 55 loài được tìm thấy ở nước Mỹ. Những loài phổ biến nhất là gián Đức, gián Mỹ, gián Phương Đông, gián Vành Nâu, gián Xám,... Đối với 5 loài gián này chiếm tới 95% cho việc kiểm soát chúng ở bên trong và xung quanh các tòa nhà. Ở một số vùng thì loài này có thể nghiêm trọng hơn loài kia, và ngược lại. Có loài thì có thể phá hoại cho các khu dân cư, hay có loài thì phá hoại cho các tòa nhà khác. Nhưng nhìn chung chúng thường được tìm thấy ở một số nơi cụ thể, kể cả những nơi không bình thường.
Bài viết dưới đây rất có ích cho bạn và giúp bạn tham khảo thêm và tìm ra biện pháp diet gian tai da nang để bảo vệ sức khỏe và môi trường quanh ta.
GIÁN LÀ LOÀI CÔN TRÙNG GÂY BỆNH:
Gián tiết ra chất mùi hôi từ nhiều bộ phận trên cơ thể chúng mà có thể gây ảnh hưởng đến mùi vị của nhiều loại thực phẩm. Khi số lượng gián nhiều thì mùi hôi này có thể tạo ra một mùi đặc trưng trên toàn bộ khu vực nhiễm gián. Các tế bào gây bệnh như là các vi khuẩn cũng được tìm thấy trên cơ thể của gián. Qua thí nghiệm cho thấy  một số bệnh về đường tiêu hoá là do lây lan, nhưng còn những bệnh đường ruột khác thì nguyên nhân chính là do gián gây ra. Các bệnh này bao gồm ngộ độc thức ăn, kiết lị, tiêu chảy và các loại bệnh khác. Các tế bào gây ra những căn bệnh này được mang trên chân và cơ thể của gián và được bám vào thức ăn, các dụng cụ đựng thức ăn khi chúng đi kiếm mồi. Chúng còn mang theo rất nhiều các sinh vật đơn bào và các vi sinh vật bên trong cơ thể chúng, một số loại vi sinh vật này có thể liên quan đến việc reo rắc các mầm bệnh. Phân gián và xác gián cũng chứa một lượng chất dị ứng, mà chất này gây dị ứng da, chảy nước mắt, hắt hơi đối với  rất nhiều ngưới. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là gián thường không gây ra những bệnh nghiêm trọng.  


TÓM TẮT CHUNG VỀ SINH HỌC VÀ CÁCH ĂN Ở CỦA LOÀI GIÁN:
Hầu hết các loài gián có nguồn gốc nhiệt đới và bán nhiệt đới, nhìn chung chúng sống ở các khu vực bên ngoài. Chúng thường hoạt động về đêm, trong khoảng thời gian này chúng đi kiếm thức ăn, nước uống và kết bạn. Ta cũng có thể thấy chúng vào ban ngày, cụ thể là khi số lượng chúng nhiều và khi trong chúng có sự căng thẳng (ví dụ như thiếu thức ăn hay nước uống). Nhiều loại thích môi trường ẩm ướt, nhiều loại lại thích những nơi có nhiệt độ cao. Một số loài gián nhiệt đới sống bằng cách ăn thực vật. Tuy nhiên những loài gián sống trong nhà lại ăn các xác thối rữa và ăn rất nhiều loại thức ăn. Chúng đặc biệt thích ăn các chất tinh bột, bánh kẹo, đường sữa, thịt, nhưng chúng còn ăn rất nhiều chất khác như bia, bơ, các sản phẩm bánh mì, hồ dán sách, keo, tóc, lớp da khô tróc ra, xác động vật và các chất thực vật.
Gián thường chọn những nơi khe kẽ kín  để sống. Những nơi này sẽ cung cấp môi trường ấm, ẩm. Một số loài như gián Mỹ, gián trung đông thường tập trung từng nhóm đông đúc ở những bức tường rỗng được bảo vệ hoặc ở những khu vực  bên ngoài. Mặc dù chúng thường đựơc tìm thấy từng nhóm vào ban ngày khi chúng ấn náu hay nghỉ ngơi, và có thể được tìm thấy từng nhóm đi kiếm ăn vào ban đêm, nhưng chúng không phải thuộc loài côn trùng sống theo bầy đàn như kiến và ong. Nhìn chung gián thường đi kiếm ăn riêng lẻ và mặt khác chúng sống hầu như độc lập, hay không có tính bầy đàn. Hình dạng của các loài gián nhìn chung là giống nhau. Chúng có thân hình bầu dục và dẹt, điều này tạo cho chúng có khả năng thu nhỏ và chui vô tất cả các loại khe, kẽ. Lớp vỏ bọc nhô ra quá phần đầu. Chúng có phần miệng nhai và phần miệng này được hướng xuống một chút về phía sau cơ thể. Với những cái chân dài và có nhiều gai, chúng có thể chạy rất nhanh trên hầu hết các bề mặt. Với những bàn chân đặc biệt, giúp chúng có khả năng leo trèo trên những cửa kiếng hay trên trần nhà một cách dễ dàng.
Bên cạnh khả năng đi lại bên trong, bên ngoài, và thực tế là có một số loài có khả năng bay rất tốt, gián còn nổi tiếng trong việc di chuyển đến những khu vực mới qua việc đi nhờ. Bởi vì chúng thích ẩn náu trong những khe, kẽ vào ban ngày. Chúng thường đi theo con người hay hàng hóa vận chuyển quanh thành phố hay trong cả nước. Kiểm tra kỹ các đồ đạc, quần áo, hay các hàng hóa khác chuyển vô nhà, hay một số trang thiết bị có thể có gián ẩn náu. Bằng việc kiểm tra kỹ (trong một số trường hợp) các chuyên gia kiểm soát côn trùng và các nhà nghiên cứu đã đưa ra những con số kinh ngạc về gián Đức xâm nhập vào trong các khu vực như bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, sở thú qua những đường này mỗi ngày.

PHÂN LOẠI GIÁN:

GIÁN ĐỨC: Blattella germanica
Gián Đức là một loài côn trùng gây hại đến nền kinh tế nghiêm trọng nhất. Nó là loài gián phổ biến nhất trong nhà cửa, căn hộ, nhà hàng, khách sạn, và các công sở khác trên toàn nước Mỹ. Ở một số khu vực miền Nam, các loài gián như gián nâu, hay loài khác như Periplaneta có thể phổ biến hơn. Ở một số khu vực nào đó thì, gián phương đông hay một số loài gián khác có thể phổ biến hơn, cụ thể là xâm nhập xung quanh hay bên dưới toà nhà và thường xuyên di chuyển vào bên trong. Tuy nhiên, gián Đức là loài gián phổ biến nhất và nghiêm trọng nhất quấy phá nhà cửa của chúng ta và các trụ sở khác và người ta vẫn gọi chúng như là một loại rệp.
Con trưởng thành có màu nâu nhạt đến màu nâu vừa và chúng dài khoảng 1,2 đến 1,6 cm. Có thể phân biệt gián Đức với các loài gián khác bởi hai sọc đen ở trên lưng. Con con trông giống con trưởng thành ngoại trừ chúng nhỏ hơn, không cánh và màu thẫm hơn, gần như màu đen. Một sọc sáng chạy dọc xuống đến giữa lưng là điểm nổi bật nhất của gián Đức con. Con cái mang bọc trứng nhô ra ở phần đuôi bụng cho đến khi trứng nở. Con cái mang những bọc trứng thì được gọi là gián mang thai. Bọc trứng mỏng, dài khoảng 0,8mm và có màu nâu vàng. Con có thể phá vỡ bọc trứng khi bọc trứng vẫn còn bám ở bụng con mẹ. Hoặc con mẹ có thể đặt bọc trứng ở một nơi an toàn để con con có thể tìm được thức ăn và nơi ẩn náu khi chúng nở ra. Gián Đức là loài gián gây hại duy nhất mang theo bọc trứng trong một thời gian lâu đến như vậy. Những bọc trứng mà bị dời khỏi mẹ vài ngày trước khi nở, thì hầu như là không nở được nếu như chúng không gặp được các điều kiện môi trường  nóng ẩm cao. Điều này cũng  xảy ra đối với  những con mang thai có thể  bị giết bởi hóa chất trong vòng vài giờ, tới một hoặc vài ngày tính từ thời điểm mà lẽ ra bọc trứng đã phải nở. Những phôi bên trong bọc trứng cần phải được tiếp một lượng  nước thích hợp hầu như từ con cái, để tránh chết khô. Hơn nữa khi có nhiều độ ẩm thì việc này có thể không xảy ra, và bọc trứng có thể sống sót vài giờ hoặc lâu hơn sau khi bị rơi hay con mẹ chết trước khi chúng nở. Con cái trưởng thành thường đẻ từ 4 đến 8 bọc trứng trong đời. Mỗi bọc trứng chứa từ 30 đến 48 trứng. Và thường mất 28 ngày để nở từ khi bọc trứng được sinh ra. Thường trong vòng một vài tuần thì bọc trứng kế tiếp được hình thành.
Gián Đức đôi khi còn xuất hiện ở những nơi mà người ta không hề nghĩ tới, ví dụ như bàn trang điểm trong phòng ngủ. Chúng còn xuất hiện giải rác ở những khu vực không có thức ăn trong nhà hay các tòa nhà lớn, điều này thường là do số lượng chúng quá đông hay do tác dụng của việc áp dụng  hóa chất diệt trùng. Gián ở những khu vực này tìm kiếm nguồn thức ăn khan hiếm, nhưng chúng có thể sống bằng những ruột bánh mỳ rơi vãi hay quần áo dơ hay hồ trong tủ trang điểm hoặc một số hàng tiêu dùng. Gián Đức có thể tìm thấy ở ngoài trời vào những tháng ấm áp, thường là ở các thùng rác. Điều này cũng do số lượng trong nhà quá đông.
Một trong những sự xuất hiện không bình thường này còn được biết rõ hơn qua việc nghiên cứu mới đây về sự di chuyển của gián Đức giữa các căn hộ ở thành phố với nhau. Việc nghiên cứu chi tiết đã đưa ra rằng chúng rất là di động trong các tòa nhà. Có tới 10% (hoặc hơn) những con gián trưởng thành trong một căn hộ bị nhiễm gián trung bình hoặc nhiễm nặng có thể di chuyển ra, vào khu vực bếp trong khoảng thời gian một tuần. Tỷ lệ tương tự cũng được ghi lại giữa các căn hộ kề nhau. Việc di chuyển này sẽ không xảy ra giữa các căn hộ mà không có chung đường ống nước. Vì vậy việc loại trừ việc di chuyển của gián Đức trong những bức tường thuộc các tòa nhà có chung đường ống cũng như việc xử lý những khu vực này bằng hoá chất( như dạng bột)  thật cẩn thận sẽ giúp đỡ rất nhiều trong việc duy trì tốt việc kiểm soát gián giữa các căn hộ với nhau và các toà nhà lớn, phức tạp khác như bệnh viện, khách sạn.
Gián Đức là loại khá năng động, di chuyển liên tục trong các toà nhà. Chúng di chuyển từ vị trí này tới vị trí khác và có thể xuyên qua những kẽ hở rất nhỏ. Chúng còn thường xuyên được mang từ nơi này tới nơi khác bằng những thứ như bao khoai tây và hành, các thùng nước uống, các bao rau quả, các xe thực phẩm, các thùng thức ăn khác, túi sách, và các cuộn vải. Các nhà kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp phải kiểm tra thật kỹ các khu vực mà gián có thể sống, và phải cố xác định xem bằng cách nào mà gián có thể được chuyển vào trong nhà. Việc kiểm soát gián Đức ở những toà nhà mà gián thường xuyên được chuyển vào nhà bằng cách đi theo con người, thực phẩm hay những đường khác là không thể có hiệu quả trong một lần diệt. Hơn nữa, việc áp dụng hóa chất có thể làm cho gián phân tán ra khắp tòa nhà. Nếu như tất cả những con phân tán này không được phát hiện và xử lý thì việc nhiễm lại ở những khu vực đã được xử lý sẽ lại xảy ra.

GIÁN MỸ: Periplanata americana
Gián Mỹ còn được biết đến như là loài rệp nước, rệp nước bay và ở một số nơi phía Nam gọi là rệp cọ. Chúng là loại lớn nhất, có thể dài tới 3,8cm hoặc hơn. chúng có màu nâu đỏ, có màu nâu nhạt và vàng ở mặt trên phần bụng. Cả con đực và con cái đều có cánh. Cánh của con đực hơi kéo dài hơn phần bụng, trong khi đó của con cái thì vừa bằng với phần bụng.
Con cái rời bọc trứng trong vòng một ngày sau khi đẻ. Đôi khi trứng được để ở những vị trí phù hợp như gần nguồn thức ăn hay những khu vực an toàn. Ở phía Nam, trứng thường được để ở bên ngoài, trên những gỗ ẩm ướt hay mục nát. Thỉnh thoảng trứng còn được gắn trên những bề mặt bằng chất tiết ra từ  miệng con mẹ. Nhộng trứng được hình thành với tỷ lệ khoảng một tuần một nhộng, cho tới khi khoảng 15 đến 90 nhộng được sinh ra. Mỗi nhộng trứng chứa khoảng 14 đến 16 trứng.  Với nhiệt độ trung bình thì khoảng từ 50 đến 55 ngày trứng sẽ nở. Trong quá trình nở, con con sẽ lột xác và rời bỏ cái xác đầu tiên ở trong vỏ nhộng.
Để  phát triển thành con trưởng thành, gián con phải lột xác từ 9 đến 13 lần. Sau vài lần lột xác đầu tiên, gián con có màu nâu đỏ. Thời gian phát triển của giai đoạn con non biến đổi từ 160 đến 971 ngày. Dưới điều kiện lý tưởng thì con cái trưởng thành có thể sống tới 14 hoặc 15 tháng. Con đực thì sống ngắn hơn chút ít. Tuy nhiên, với những con sinh sản trong tự nhiên thì gặp rất nhiều các yếu tố tác động và làm giảm nhiều tuổi thọ của chúng. Gián thường được thấy ở những khu vực ẩm ướt và tối như tầng hầm, các khoảng trống dưới nền, cũng như trong hay xung quanh cống thoát nước trong nhà tắm, ngăn đựng quần áo, các lỗ thoát nước sàn nhà, các rãnh đặt ống nước, và cống. Khu vực phía bắc có thời tiết lạnh thì loài gián này thường xuất hiện gần các đường ống dẫn nước nóng.
Ở miền Nam, loài gián này thường xuất hiện nhiều ở các lối đi, sân vườn, hốc cây và các cây cọ. Những nghiên cứu gần đây ở Florida đã cho thấy rằng gián Mỹ( cùng với các loài thuộc họ periplaneta khác) và các loại gián ngoài trời  đều có liên quan đến các cây và các đống gỗ bên  ngoài. Chúng đặc biệt thích những khu vực ẩm, mát. Đôi khi chúng còn được thấy phía dước các mái lợp, các ô ánh sáng hoặc thậm chí là các mái tum. Những nghiên cứu tương tự ở Texas còn cho thấy rằng gián xám cũng thường thích các khu vực ẩm, mát của các tấm phủ nền mà thường thấy ở gần các bể bơi, nền nhà. sự xuất hiện của các hệ thống tưới nước tự động để tưới các mảnh  đất trống cỏ và tấm phủ nền  sẽ tạo điều kiện sống lí tưởng và đặc biệt hấp dẫn với gián. Khi những điều kiện này không thích hợp, gián Mỹ và các loài gián ngoài trời khác có thể chuyển vào trong nhà.
Gián Mỹ ăn nhiều loại thức ăn, nhưng các chất hữu cơ mục nát vẫn vẫn là loại chúng thích ăn nhất. Chúng còn ăn cả những gáy sách, các bản thảo, vải, các giấy bóng có hồ. Sirô và các loại kẹo cũng hấp dẫn chúng. Con trưởng thành có thể sống tới 2, 3 tháng không cần thức ăn, nhưng chỉ khoảng một tháng nếu thiếu nước.
Con trưởng thành có cánh phát triển, nhưng ít khi bay. Chúng có thể lướt một đoạn dài và sẽ lướt đi được một khoảng cách khá xa nếu như chúng bắt đầu từ một ngọn cây hay mái nhà. Ở miền Nam và vùng bắc Kentucky xa sôi, gián Mỹ được biết là chỉ bay được một khoảng cách ngắn

GIÁN PHƯƠNG ĐÔNG: Blatta orientalis (linnaeus)
Gián phương đông cũng được người ta coi là loài rệp nước, bọ cánh đen, chúng co mặt khắp nơi trên nước Mỹ. Tổng chiều dài của loài gián này khoảng 3cm đối với con cái, và của con đực là 2,4cm. Cánh của con cái nhỏ, không có tác dụng và được gọi là mấu cánh. Cánh của con đực bao phủ ¾ phần bụng. Cả con đực và con cái đều không bay được. Con trưởng thành có màu nâu thẫm hoặc gần đen, và thường có màu ánh nhờ. Con cái trông lớn hơn và nặng hơn con đực.
Bọc trứng thường được con mẹ mang theo khoảng 30 giờ, sau đó nó một là bị bỏ rơi hay là được gắn vào một bề mặt an toàn gần nguồn thức ăn. Con cái sinh sản trung bình 8 bọc trứng, và trong mỗi bọc có khoảng 16 trứng. Trứng sẽ nở trong vòng 60 ngày ở điều kiện trong phòng.
Con con lột xác từ 7 đến 10 lần và để hoàn thành các giai đoạn này thì thường mất từ vài tháng đến 1 năm. Không giống như các loài gián phá hoại nhà cửa khác, chu kỳ của gián phương đông là phát triển theo mùa. Và số lượng con trửơng thành xuất hiện nhiều nhất là vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Số lượng con trưởng thành thường khá thấp vào cuối hè và đầu thu, do tỷ lệ chết tự nhiên và việc nở của con con. Một vài con trưởng thành còn sống thường được thấy quanh năm, nhưng nếu con con không đạt đến độ trưởng thành vào cuối thu hoặc đầu đông thì sự phát triển của chúng sẽ dường như chậm hẳn lại và độ trưởng thành phải đến tận mùa xuân mới đạt được.
Con con và con trưởng thành có thói quen tương tự như nhau và đều được thấy gần gũi với các chất hữu cơ mục nát trong nhà và ngoài trời. Chúng có thể được thấy ở sân, dưới các lá cây, nhà rác, khoảng trống dưới nền, và trong lớp phủ của luống hoa. Chúng còn phổ biến ở những nơi có độ ẩm cao như cống, rãnh, và tầng hầm ẩm thấp, tối tăm. Cả con con và con trưởng thành đều chậm chạp và thường nằm ở mặt đất hoặc bên dưới mặt đất trong nhà. Chúng hiếm khi được nhìn thấy trên tường, tủ chén cao hoặc ở các lầu trên của toà nhà.
Gián phương đông ăn tất cả các loại rác rưởi, cặn bã và các chất hữu cơ mục nát khác. Chúng dường như đặc biệt thích rác và các chất dư thừa bên trong các vỏ hộp vứt đi. Nếu như có sẵn nước, chúng có thể sống khoảng một tháng không cần thức ăn, nhưng trong vòng hai tuần chúng sẽ chết nếu thiếu nước.
Ơ nhiều khu vực, gián phương đông được tìm thấy ngoài trời khi khí hậu ấm áp. Vào những lúc khô hạn, có thể sẽ có sự di chuyển vào trong các tòa nhà, rõ ràng là chúng có mối quan hệ mật thiết với độ nóng ẩm. Khi thời tiết giá lạnh, hoặc đôi khi gặp khí hậu lạnh đột xuất, thì sự di trú tương tự vào trong nhà có thể sẽ xảy ra. Có thể có sự di chuyển của cả bầy vào bên trong của tòa nhà khi thời tiết lạnh, đặc biệt nếu các khu vực bên trong tòa nhà luôn có nhiệt độ ấm hơn các khu vực khác.

GIÁN VÀNH NÂU: Supella longipalpis (serville)
Đây là một trong những loài gián nhỏ, hiếm khi lớn hơn 1,2cm. Chúng có màu nâu xám và có thể dễ dàng phân biệt với gián Đức bởi hai  vành ngang chạy ngang từ bên này qua bên kia của gốc cánh và phần bụng ở cả con con và con trưởng thành. Những vành này có thể hơi không bình thường hoặc đứt đoạn ở con non và con cái trưởng thành so với con đực. Cả con đực và con cái đều khá nhanh nhẹn và con đực trưởng thành bay rất tốt khi bị quấy phá. Cả con con và con trưởng thành có thể nhảy khi chúng cố gắng chạy chốn. Chúng thường xuất hiện trong cùng tòa nhà với gián đức. các nhà kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp phải hết sức cẩn thận để phân biệt các loài gián này chính xác, vì kỹ thuật kiểm soát hai loại này khác nhau do thói quen và cách sống của chúng khác nhau. Con cái loại này mang bọc trứng một hoặc hai ngày, sau đó gắn bọc trứng vào bề mặt an toàn. Nhộng trứng có hình hơi cong, màu nâu nhạt và được gắn vào phía dưới bề mặt hay bên lề của khu vực nhiễm gián. Con cái đẻ 14 bọc trứng trong đời, mỗi bọc chứa 18 trứng. Từ 50 đến 75 ngày thì  những bọc trứng này nở, tùy thuộc vào nhiệt độ. Ơ điều kiện nhiệt độ trong phòng, con con sẽ trưởng thành trong khoảng thời gian 160 ngày. Con trưởng thành có thể sống tới 10 tháng.
Cả con con và con trưởng thành thường  được thấy ở trên trần, trên tường cao, sau những khung hình và những vật cố định nhẹ, hoặc gần các máy điều hoà và các thiết bị khác. Chúng cũng còn được thấy ở các ổ điện, tủ và các đồ đạc khác. Chúng không cần nhiều độ ẩm như loài gián Đức. Điều này giúp cho việc giải thích vì sao chúng thường xuất hiện ở trong phòng nhiều hơn là trong bếp hay phòng tắm.Loài gián này không thích ánh sáng và thường không xuất hiện vào ban ngày.
Gián vành nâu thích ăn các loại tinh bột. Tuy nhiên có thể thấy chúng ăn hầu hết mọi thứ và chúng ta còn thấy chúng nhai cả những chất không phải thức ăn như các vớ nylon (có lẽ là do các chất dầu hay da của cơ thể sót lại).
Khi kiểm tra gián vành nâu, hãy quan sát phía dưới bàn, ghế, bàn trang điểm, tủ. Cũng cần phải quan sát phía sau các bức hình, dọc gờ các bức hình, trên các bức tường và trần nhà bằng thạch cao không phẳng, và đặc biệt nhất là trên trần và phía trên tường của các tư, phòng chuẩn bị đồ, và tủ trong tường. Không nên bỏ qua việc kiểm tra bất cứ nơi nào hay bất cứ đồ dùng nào (gỗ, kim loại, hay đồ nhồi bọc) mà thiết kế của chúng cung cấp nơi trú ngụ cho gián. Hãy quan sát những cục phân đen nhỏ li ti, các bọc trứng, xác lột của chúng rơi từ phía trên lên  các giá, gờ. Loài gián này thường được thấy nhiều ở trong các toà nhà, chung cư, khách sạn,  bệnh viện hơn là trong các kho, nhà hàng và bếp. Chúng thường xuyên được di chuyển theo đồ đạc, và nhanh chóng lan rộng trong toàn bộ các khu vực trong tòa nhà. Từ lâu chúng đã phát triển mạnh ở các tiểu bang phía Nam, nhưng giờ đây chúng còn được tìm thấy ở mãi tận phía bắc như Canada.

GIÁN XÁM: Periplaneta fuliginosa (serville
Gián xám có quan hệ gần gũi vơí gián Mỹ nhưng khác biệt bởi là chúng có kích thước nhỏ hơn, chiều dài chỉ khoảng 2,5 cm, và chúng có màu xám. Chúng không có sự khác biệt về màu sắc ở phần rìa bụng giống như gián Mỹ trưởng thành. Cả con đực và con cái đều có cánh dài hơi cơ thể. Con con có râu dài và có màu  trắng ở trên đỉnh. Các bọc trứng của chúng có màu nâu sẫm tới màu đen và mỗi bọc các bọc trứng  chứa 24 trứng. Các bọc trứng này được gắn chặt vào các vật thể, mặc dù thỉnh thoảng chúng ta còn thấy trứng nằm trên mặt đất hay mặt nền. Mỗi con gián đẻ khoảng 17 bọc trứng. vòng đời của chúng tương tự như các loài periplaneta khác, ngoại trừ tuổi thọ trung bình của con trưởng thành thì ngắn hơi loài gián Mỹ. Ơ những khu vực an toàn thì gián xám sẽ sống khoảng 200 ngày khi nhiệt độ bình thường.
Loài gián này phân bố rất hạn chế ở nước Mỹ. Chúng chỉ phổ biến khắp vùng trung texas và kéo tới phía Đông, dọc theo vùng vịnh ven biển, trải dài từ Florida ngược lên vùng ven biển phiá Đông. Chúng là loài gián phổ biến nhất được phát hiện ở một số nơi phía Nam và giờ đây chúng còn được biết đến là có mặt ở một số khu vực Nam California. Nhìn chung chúng không có mặt ở phía Bắc ngoại trừ khi chúng ngẫu nhiên được mang tới.
Thông thường thì loài gián này sống bằng các chất thực vật, nhưng chúng có thể ăn hầu hết tất cả mọi thứ mà các loài gián khác ăn một  khi chúng  vào được bên trong nhà. Chúng thường được tìm thấy sống ở trên những những mái ốp  bằng gỗ và ở trên những máng nước nơi mà có các chất hữu cơ mục nát làm thức ăn. Trên tầng thượng thì chúng được tìm thấy cụ thể là ở các thanh xà.
Cả con con và con trưởng thành tấn công vào bên trong bằng nhiều đường. Chúng có thể vào thông qua các loại củi đốt, hay bất cứ thứ gì khác mà để bên ngoài, ở garage hay các khu vực cất giữ khác. Chúng còn có thể vào thông qua các cửa, cửa sổ, qua các đường thông gió, các lối thông hơi dưới mái hiên nhà hay bất cứ các khe, kẽ nào thông vào bên trong. Rất nhiều toà nhà xây bằng  gạch,  phía ngoài có các lỗ hổng. Gián và nhiều loại côn trùng khác có thể vào bên trong thông qua các lỗ trông này. Chúng còn có thể vào thông qua mái nhà hay máng nước. Gián xám ra vào nhà để kiếm ăn nhiều hơn là gián Mỹ và hầu hết các loài gián bên ngoài khác
 
Nguồn contrungviet
 
Tin liên quan
Tin tức & Sự kiện
Video phòng trừ mối

Warning: mysql_num_rows() expects parameter 1 to be resource, boolean given in /home/sanpham/public_html/035.baoquanvinafor.com/z_includes/online.php on line 3
Khách online : - Tổng lượt truy cập:  0395363

mai hien di dong da nang

 

mái hiên di động đà nẵng

 

mái hiên di động tại đà nẵng

 

mai hien di dong tai da nang